Điểm tín dụng giúp cá nhân xác định được tình trạng tín dụng của bản thân hay giúp các đơn vị tài chính đánh giá được khả năng vay vốn của khách hàng. Nói chung, đây là một tin quan trọng và sẽ cần thiết trong nhiều trường hợp. Vậy, làm sao để tra cứu được thông tin về điểm tín dụng? Hãy cùng tìm hiểu ngay các cách kiểm tra điểm tín dụng thông qua bài viết dưới đây!
Table of Contents
Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng CIC là chỉ số dùng để đánh giá mức độ uy tín của khách hàng trong lịch sử vay vốn ở các tổ chức về tài chính hay ngân hàng. Điểm số của bạn càng cao thì mức độ uy tín sẽ càng tốt.
Điểm tín dụng của mỗi cá nhân sẽ được thu nhận, lưu trữ và đánh giá tại Trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam – Credit Information Center (viết tắt CIC). CIC được quản lý trực tiếp bởi Ngân hàng nhà nước.
Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì? Tại sao nên sử dụng thẻ tín dụng?
Tại sao cần tra cứu điểm số tín dụng?
Điểm số tín dụng mang lại những thông tin giá trị cho cả khách hàng lẫn các tổ chức tài chính:
- Đối với cá nhân: Giúp mỗi cá nhân nắm bắt được các thông tin về tín dụng một cách công khai nhằm mục đích đảm bảo tính minh bạch cũng như phục vụ cho các nhu cầu khác.
- Đối với ngân hàng, tổ chức tài chính: Dựa vào CIC, các đơn vị này có thể đánh giá được mức độ uy tín của khách hàng. Từ đó, họ có thể đưa ra các quyết định cho vay hay hạn chế một cách hợp lý.
Xem thêm nếu bạn cần vay gấp 2 triệu
Để có cái nhìn trực quan hơn về CIC với khả năng vay vốn, bạn có thể tham khảo bảng số liệu sau:
Số điểm | Tình trạng |
150 – 321 điểm | Rủi ro rất cao, không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn |
322 – 430 điểm | Rủi ro cao, không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn |
431 – 569 điểm | Rủi ro ở mức trung bình, đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn tuy nhiên mức lãi suất sẽ rất cao |
570 – 679 điểm | Rủi ro ở mức thấp, đáp ứng đủ điều kiện để để vay vốn, mức lãi suất thấp hơn và sẽ đi kèm thêm nhiều ưu đãi |
680 – 750 điểm | Rủi ro ở mức thấp, đáp ứng đủ điều kiện để để vay vốn, mức lãi suất thấp hơn và sẽ đi kèm thêm nhiều ưu đãi |
Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra điểm tín dụng
Cách 1: Kiểm tra điểm tín dụng online
Kiểm tra điểm tín dụng online là hình thức khách hàng tự kiểm tra CIC thông qua website của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia. Chi tiết các bước kiểm tra như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web của CIC thông qua địa chỉ: https://cic.gov.vn/.
- Bước 2: Di chuyển chuột đến góc trên phía bên phải màn hình, nhấp vào nút “Đăng ký” (hoặc truy cập vào đường dẫn https://cic.gov.vn/#/register) và điền đầy đủ thông tin để lập tài khoản cá nhân trên CIC.
- Bước 3: Sau khi xác thực xong tài khoản thông qua mã OTP gửi về điện thoại, tài khoản của bạn sẽ được đăng ký thành công.
- Bước 4: Tiến hành đăng nhập vào CIC theo thông tin đã đăng ký.
- Bước 5: Tra cứu điểm tín dụng và xem kết quả bằng cách nhấn vào nút “Khai thác báo cáo”
Cách 2: Kiểm tra điểm tín dụng offline
Bạn cũng có thể kiểm tra điểm tín dụng tại các ngân hàng thông qua các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tài khoản vay tại ngân hàng sau đó yêu cầu kiểm tra nợ xấu.
- Bước 2: Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 3: Chờ ngân hàng tiến hành kiểm tra thông tin và truy xuất dữ liệu.
- Bước 4: Nhận kết quả điểm tín dụng từ ngân hàng.
Cách để cải thiện điểm tín dụng tốt hơn
Sau khi truy xuất thông tin CIC, nếu nhận được kết quả không như mong muốn, bạn có thể tiến hành cải thiện điểm tín dụng thông qua các phương pháp sau:
- Thực hiện thanh toán nợ theo đúng thời hạn: Tất cả các hoạt động tín dụng của bạn đều sẽ được thu thập và lưu trữ lại trên CIC. Trong đó, lịch sử trả nợ chiếm đến 35% tỷ lệ đánh giá điểm CIC. Vậy nên bạn có thể cải thiện điểm CIC của mình bằng cách trả nợ theo đúng thời hạn.
- Hạn chế việc hủy thẻ tín dụng có thời gian hoạt động dưới 6 tháng: Vì việc này sẽ làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.
- Sử dụng thẻ tín dụng một cách khéo léo: Nếu bạn mở thẻ nhưng không sử dụng có thể sẽ dẫn đến lịch sử của bạn “quá trống”, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến điểm số tín dụng. Vậy nên hãy thực hiện “vay mượn” một cách khéo léo – khoa học – thông minh để cải thiện điểm CIC.
Điểm tín dụng không chỉ giúp cá nhân kiểm soát và định hướng sử dụng tín dụng một cách hợp lý mà còn giúp các tổ chức tài chính đánh giá được mức độ uy tín của khách hàng khi đi vay tài đơn vị của họ. Hy vọng rằng với những chia sẻ về các cách kiểm tra điểm tín dụng mà chúng mình chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có được những thông tin hữu ích để phục vụ cho các hoạt động tài chính sắp tới của mình.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo
Discussion about this post