Vay vốn tín chấp là gì?
Vay vốn tín chấp là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay. Các yếu tố được các tổ chức tín dụng thẩm định khi cho vay tín chấp gồm:

- Uy tín của khách hàng: địa vị, chức vụ khách hàng trong công ty, địa vị xã hội
- Lịch sử tín dụng: khách hàng đã từng vay nợ ở đâu chưa, hiện tại có đang vay ở đâu hay không, có bao giờ trả nợ trễ hạn không.
- Thu nhập: nguồn thu nhập chính của khách hàng từ đâu, bao nhiêu một tháng
- Uy tín của đơn vị, tổ chức, công ty nơi khách hàng đang làm việc.
Dựa vào những yếu tố trên ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ đưa ra quyết định có cho khách hàng vay hay không, số tiền và thời gian vay vốn cụ thể.
Mục đích sử dụng của vay vốn tín chấp
Chủ yếu là cho mục đích tiêu dùng như: mua sắm vật dụng gia đình, trang trí lại nhà cửa, làm đám cưới, đi du lịch, chữa bệnh…
Ví dụ ngân hàng ACB có sản phẩm vay tín chấp theo lương.
Nếu như bạn có thu nhập từ lương và có nhu cầu vay số tiền là 80 triệu đồng. Trong trường hợp này bạn sẽ không cần phải thế chấp nhà hay xe mà chỉ cần nộp các chứng từ như chứng minh thư, sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động, bảng lương/sao kê lương để ngân hàng xét duyệt khoản vay của bạn.
Đặc điểm của vay tín chấp
- Vay vốn tín chấp số tiền vay tối đa: từ 10 triệu đến 500 triệu. Một số ngân hàng như HSBC hay LienVietPostBank cho vay tới 900 triệu – 1 tỷ đồng.
- Thời gian vay: từ 12 tháng đến 60 tháng
- Không yêu cầu tài sản thế chấp
- Thời gian duyệt hồ sơ nhanh từ 8h đến 3 ngày làm việc
Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp
Nhìn chung có thể thấy vay tín chấp có những đặc điểm khá hấp dẫn. Tuy nhiên trong một số trường hợp như khách hàng có nhu cầu vốn vay lớn và muốn giảm chi phí vốn vay thì vay thế chấp sẽ có lợi thế hơn. Điều cần thiết là khách hàng cần phân biệt được hai hình thức vay này để áp dụng linh hoạt theo nhu cầu của mình.
Lãi suất vay ngân hàng là gì?
Lãi suất vay ngân hàng là tỷ lệ mức phí của một khoản vay mà người vay phải trả cho ngân hàng trong thời gian sử dụng vốn vay. Mức lãi suất vay được thỏa thuận giữa khách hàng vay vốn và ngân hàng, phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký hợp đồng vay vốn.
Ngân hàng cho vay lãi suất bao nhiêu?
Vay vốn tín chấp hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam có lãi suất vay vốn dao động từ 8 – 25%/năm, tùy vào từng hình thức vay, ưu đãi và cách tính lãi suất. Cụ thể, vay tín chấp có mức lãi suất vay khá cao, dao động từ 16 – 25%/năm. Vay thế chấp lãi suất thấp hơn, dao động từ 8 – 12%/năm.
>>>Xem thêm: Thông tin về Ngân hàng TMCP Bản Việt mới nhất 2020
Các phương thức tính lãi suất vay ngân hàng

Hiện nay, có 2 phương thức tính lãi phổ biến là:
– Lãi suất cố định (tính theo dư nợ gốc)
Ngân hàng cung cấp sản phẩm vay vốn với mức lãi suất được cố định, không thay đổi trong suốt thời hạn vay với công thức tính lãi:
Lãi suất tháng hàng tháng = Số tiền vay * lãi suất/12 (tháng)
– Lãi suất theo dư nợ giảm dần
Là hình thức vay vốn mà mỗi tháng khách hàng sẽ trả cho ngân hàng một khoản tiền vay gốc cố định trong suốt thời gian vay vốn. Số tiền lãi được tính theo số dư nợ thực tế (tiền lãi giảm dần theo từng tháng, sau khi đã trừ đi khoản tiền gốc mà khách hàng đã trả tháng trước đó).
Làm sao để được vay tín chấp?

Bất kỳ một ngân hàng nào cũng đều mong nhiều khách hàng sử dụng gói vay bên mình. Tuy nhiên, đối với vay tín chấp, mọi ngân hàng đều có quy định cụ thể cho từng trường hợp. Điều này nhằm đảm bảo lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng.
Để được vay bạn cần đáp ứng một số điều kiện căn bản của ngân hàng như:
- Là người có thu nhập cố định và ổn định. Một số ngân hàng chấp nhận mức thu nhập 4,5 triệu đồng/ tháng, cũng có nhiều ngân hàng yêu cầu cao hơn. Bạn sẽ phải nộp bản sao kê chứng thực mức lương này để ngân hàng đánh giá khả năng chi trả của bạn.
- Không có tín dụng xấu ở ngân hàng khác hoặc tổ chức tài chính khác. Vì vậy, bạn nên có thói quen sử dụng tài chính đúng đắn tránh bị đánh giá điểm tín dụng xấu.
- Một số điều kiện căn bản như: là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại ngân hàng vay tiền.
- Bạn có thể vay ở nhiều ngân hàng khác nhau, tuy nhiên ngân hàng sẽ cân nhắc mức độ trả nợ của bạn để có thể duyệt cho vay hay không.
Nếu đã đáp ứng được đầy đủ những điều kiện trên
Bạn hãy tham khảo những ngân hàng cho vay tín chấp tiêu biểu như Sacombank, TPBank VPBank, VIB, ACB, Vietcombank,… Một vài tổ chức tài chính cũng cho bạn vay như FE Credit, Home Credit. Mỗi tổ chức sẽ có thủ tục riêng cho bạn nhưng nhìn chung thì thủ tục vay tín chấp đơn giản hơn nhiều với vay thế chấp.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Vay vốn tín chấp. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Những Lưu ý Khi Gửi Tiết Kiệm, Tránh Việc Mất Tiền Oan
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( thebank, timo, … )