Cách tính lãi suất ngân hàng tùy theo loại dịch vụ gửi tiền mà sẽ khác nhau ở mỗi ngân hàng. Thông thường mức lãi suất tiết kiệm sẽ do bên ngân hàng đưa ra, tuân thủ đúng các quy chế về tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng nhà nước. Người đi gửi tiền có thể chọn lựa dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của nhiều ngân hàng, so sánh mức lãi suất để có thể chọn lựa chương trình gửi tiền tiết kiệm có lợi nhất cho mình.
Table of Contents
Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng
Gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Gửi tiết kiệm không kỳ hạn, người gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào, ở đâu theo nhu cầu của mình mà không cần chờ hết kỳ hạn.
Theo đó cách tính lãi suất tiền tiết kiệm không kỳ hạn có công thức cụ thể sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365
VD: Bạn gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại ngân hàng Vietcombank với số tiền là 80 triệu VNĐ, mức lãi suất là 1,5 %/năm. Thời điểm rút tiền gửi là sau 6 tháng, ta sẽ nhận được đúng mức lãi suất là 1,5%.
Tiền lãi = Tiền gửi x 1,5%/360 x 180 = 80.000.000 x 1,5%/360 x 180 = 600.000 VNĐ.
Vậy, khi bạn gửi ngân hàng Vietcombank 80.000.000 VNĐ với hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, sau 06 tháng bạn sẽ nhận được số tiền lãi là 600.000 VNĐ.
Xem thêm: Lãi suất vay ngân hàng được tính như thế nào? [Cập nhật mới nhất 2020]
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Khi gửi lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn thì sau một khoảng thời gian nhất định bạn mới có thể rút được khoảng tiền gửi đó. Tùy theo nhu cầu riêng của từng khách hàng mà có thể chọn mức kỳ hạn bất kỳ, bạn có thể chọn mức kỳ hạn mà ngân hàng đưa ra như theo tuần, tháng, quý, hoặc năm.
Thông thường công thức chung để tính lãi suất ngân hàng như sau:
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm) x Số ngày gửi/365
hoặc
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm)/12 x Số tháng gửi
Ví dụ:
- Bạn gửi 100 triệu với kỳ hạn 1 năm lãi suất 7.5% lãnh cuối kỳ thì số tiền lãi bạn sẽ nhận được nhận sẽ là: 100.000.000 x 0.075/12 x 12 = 7.500.000 VNĐ.
- Bạn gửi 100 triệu với kỳ hạn 9 tháng, với lãi suất 7% lãnh cuối kỳ thì tiền lãi bạn nhận được sẽ là: 100.000.000 x 0.07 x 270/365 = 5.178.082 VNĐ.
- Bạn gửi 100 triệu với kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 4.5% lãnh cuối thì thì số tiền lãi bạn nhận được sẽ là: 100.000.000 x 0.045 x 90/365= 1.109.590 VNĐ
Theo công thức trên, lãi tiền ngân hàng bạn nhận được phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: Số tiền gốc ban đầu, kỳ hạn gửi và lãi suất tiền gửi. Theo đó, số tiền gốc ban đầu càng lớn, kỳ hạn gửi càng dài và lãi suất ngân hàng càng cao thì tiền lãi bạn nhận được càng lớn.
Dễ dàng nhận thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ nhận được mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không thời hạn. Khi khách hàng rút tiền theo đúng thời hạn cam kết, bạn sẽ được nhận toàn bộ mức lãi suất mà bạn lựa chọn.
Xem thêm: Sự chuyển biến của lãi suất ngân hàng qua các năm mới nhất 2020
Gửi tiết kiệm theo tháng
Bạn cũng có thể gửi tiền theo kỳ hạn và lãnh lãi hàng tháng. Lúc này số tiền lãi sẽ được tính theo công thức:
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (% năm)/12
Ví dụ:
Bạn gửi tiết kiệm 80 triệu VNĐ với kỳ hạn 1 năm, mức lãi suất là 8%. Như vậy, nếu sau một năm gửi tiền, ta sẽ có được khoản tiền lãi như sau:
Số tiền lãi = Tiền gửi * 8%/12 = (80.000.000 * 8%)/12 = 533.000 VNĐ
Lưu ý: Nếu bạn lãnh tiền lãi trước kỳ hạn, thì toàn bộ số tiền lãi sẽ quy về lãi suất không kỳ hạn. Bạn cũng không thể cộng dồn từng tháng để tính lãi cho các tháng tiếp theo. Việc cộng dồn này chỉ xảy ra khi hết kỳ hạn gửi mà bạn không tới lĩnh tiền lãi.
Câu hỏi thường gặp về cách tính lãi suất tiết kiệm
*Hỏi:”Nếu gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 8%/năm nhưng chưa rút tiền sau nhiều năm, mức lãi suất về sau có thay đổi không? Số tiền lãi được tính như thế nào?”
Trả lời: Đối với trường hợp đã hết kỳ hạn nhưng người gửi tiền tiết kiệm vẫn chưa rút tiền để sử dụng, số tiền sẽ tiếp tục được cộng dồn và tính theo mức lãi suất tiết kiệm thời điểm hiện tại. Có nghĩa khi năm đầu tiên đăng ký tiền gửi, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ là 8%, sau 2-3 năm mức lãi suất tiết kiệm có thể tăng lên và hạ xuống.
Như vậy, ta có cách tính tiền lãi như sau:
– Tiền lãi năm đầu tiên:
Tiền lãi = 80,000,000 * 8% = 6,400,000 VNĐ.
– Tiền lãi năm thứ 2, lãi suất tăng 0,5%. Đến cuối thứ 2, tiền lãi bạn có được là:
Tiền lãi = (80,000,000 + 6,400,000) * 8,5% =7,344,000 VNĐ.
Cứ như vậy, nếu mỗi năm số tiền gửi vẫn tiếp tục ở trong tài khoản, số tiền lãi sẽ được cộng dồn và nhân lên theo mức lãi suất mới.

*Hỏi: Đối với trường hợp gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, nếu chỉ đến tháng thứ 3 tôi có nhu cầu đột xuất thì có thể rút một phần hoặc toàn bộ tiền tiết kiệm được không? Nếu được thì tôi được hưởng lãi suất là bao nhiêu?”
Trả lời: Có. Tuy nhiên, nếu rút tiền gửi tiết kiệm trước kỳ hạn, khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn cho số tiền rút trước kỳ hạn.
*Hỏi: Nếu tôi nhận lãi tiền gửi tiết kiệm định kỳ (tháng/quý) nhưng sau đó lại có nhu cầu rút tiền gửi trước kỳ hạn. Vậy tôi sẽ nhận lãi + gốc như thế nào?
Trả lời: Khi rút trước kỳ hạn, khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Phần lãi định kỳ mà khách hàng nhận được trước đó phải hoàn lại cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ khấu trừ vào phần lãi không kỳ hạn.
*Hỏi: Ngân hàng thường có các hình thức trả lãi nào?
Trả lời: Thông thường, ngân hàng sẽ có các hình thức trả lãi phổ biến sau đây: đinh kỳ mỗi tháng, mỗi quý, lĩnh lãi cuối kỳ (khi vừa đáo hạn), lĩnh lãi trước ( khi vừa mở sổ tiết kiệm).
Lãi suất Ngân hàng Vietcombank
Lãi suất Ngân hàng Agribank
Lãi suất Ngân hàng VietinBank
Lãi suất Ngân hàng TPBank

Lãi suất ngân hàng SHB
Lãi suất Ngân hàng OCB
Lãi suất Ngân hàng OceanBank
Giải pháp tiết kiệm thông minh
Để giúp bạn giảm thiểu tối đa những sự cố không mong muốn mà vẫn giữ được lãi suất tiết kiệm tối đa, sau đây là giải pháp gửi tiết kiệm thông minh cho bạn:
- Thường xuyên cập nhật bảng lãi suất chi tiết của ngân hàng theo ngày để chọn thời gian gửi tiền phù hợp.
- Nhập số tiền muốn gửi để được ứng dụng tính chính xác khoản tiền bạn nhận được vào ngày đáo hạn cùng lãi suất tốt nhất.
- Kiểm tra ngày đáo hạn và Bạn nên rút tiền tiết kiệm vào ngày đó để có lãi tốt nhất, vì lãi suất không kỳ hạn hiện giờ chỉ 1%/năm.
- Trong trường hợp đến hạn, số tiền từ sổ tiết kiệm sẽ tự động chuyển về tài khoản thanh toán và ngay lập tức, ứng dụng sẽ thông báo cho bạn.
- Ứng dụng luôn đề xuất chia nhỏ khoản tiền gửi ra thành 4 sổ tiết kiệm nhỏ để bạn có thể linh hoạt rút tiền trước kỳ hạn mà vẫn giữ lãi suất tốt cho những sổ tiết kiệm còn lại.
- Đặt tên cho từng sổ tiết kiệm để phân loại, tìm kiếm và luôn có động lực làm việc mỗi ngày.
Xem thêm: Thanh khoản là gì? Làm thế nào để kiểm tra thanh khoản của thị trường?